Tỷ lệ các doanh nhân thành lập các doanh nghiệp mới đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Có được điều này một phần nhờ vào việc phát triển công nghệ trong thời đại kỹ thuật số, khiến việc thành lập công ty và tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, ngay khi các doanh nghiệp mới bắt đầu được thành lập thì thử thách thực sự mới bắt đầu. Các chủ doanh nghiệp cần thiết lập một chiến lược hiệu quả, tiếp thị sản phẩm của họ, thu hút khách hàng và xử lý hàng loạt vấn đề phát sinh không lường trước được.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp 12 lời khuyên đến từ chuyên gia giúp bất kỳ chủ doanh nghiệp mới tham gia khởi nghiệp kinh doanh nào tìm thấy kim chỉ nam định hướng trong con đường họ đã chọn.
Lời khuyên số 1: Luôn nghĩ về mục tiêu của bạn
Nhiều chủ doanh nghiệp mới khi có những ý tưởng kinh doanh về sản phẩm hay dịch vụ nào đó là bắt tay ngay vào việc khởi nghiệp kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Điều họ quên nghĩ đến là mục tiêu cuối cùng của họ là gì khi bắt đầu một startup mới.
Điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu kinh doanh dài hạn, vì chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh của bạn sẽ thành công hay thất bại.
Lời khuyên số 2: Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một trong những tài liệu quan trọng nhất mà người sáng lập có thể tạo sớm trong quá trình khởi nghiệp.
Bản kế hoạch kinh doanh này nên xác định được những thứ sẽ làm cho startup của họ trở nên độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh hiện có, và lý do tại sao khách hàng sẽ đổ xô đến. Nói cách khác, kế hoạch nên đưa ra một lập luận, lộ trình rõ ràng về lý do tại sao doanh nghiệp sẽ thành công, và đường hướng làm thế nào để đạt được thành công đó.
Điều cần chú ý là kế hoạch kinh doanh không phải là một tài liệu “tĩnh”, và không cần phải hoàn hảo ngay từ đầu. Những người sáng lập sẽ cần thường xuyên thay đổi kế hoạch trong suốt quá trình khởi nghiệp kinh doanh, cho tới khi công việc kinh doanh của họ bắt đầu đi vào đúng quỹ đạo.
Lời khuyên số 3: Đánh đúng vào nhu cầu thị trường
Lời khuyên số 3 này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng rất người muốn khởi nghiệp kinh doanh, tự kinh doanh đã hiểu sai. Những người khởi nghiệp đã thi nhau tạo ra một mô hình kinh doanh mới, một sản phẩm mà không ai thực sự muốn mua, hoặc cung cấp một dịch vụ không thực sự phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Các chủ doanh nghiệp nên tập trung cao độ vào việc xác định các sản phẩm phù hợp với thị trường. Bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào mà mọi doanh nghiệp cung cấp đều cần giải quyết một vấn đề thực sự thiết yếu cho khách hàng.
Lời khuyên số 4: Kiểm soát mức độ rủi ro khi khởi nghiệp kinh doanh
Đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp, ban đầu việc khởi động, bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp như một công việc phụ là điều rất nên cân nhắc. Thay vì nghỉ việc hoàn toàn, từ bỏ thu nhập ổn định vốn đang có, một doanh nhân có thể điều hành công việc kinh doanh mới của họ vào ban đêm và cuối tuần. Chỉ khi công việc kinh doanh đã có cơ sở vững chắc, bạn mới nên chuyển sang kinh doanh khởi nghiệp làm toàn thời gian để mở rộng quy mô hoạt động.
Lời khuyên số 5: Học hỏi từ chính những sai lầm của bạn
Các doanh nhân thành công luôn dũng cảm đối mặt với thất bại, tự nhận trách nhiệm về mình chứ không đổ lỗi cho người khác. Họ luôn cố gắng vượt qua các rào cản, thử thách bằng tất cả khả năng của bản thân, biến các ý tưởng kinh doanh thành những mô hình đáng giá triệu đô.
Chẳng hạn, Steve Jobs đã bị sa thải khỏi chính Apple trước khi ông quay trở lại lãnh đạo công ty này, đưa Apple trở thành đế chế số một thế giới.
Lời khuyên số 6: Xây dựng network chất lượng
Xây dựng mạng lưới các doanh nhân khác trong cùng ngành là chìa khóa để tìm kiếm sự hỗ trợ, đạt được thành công trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh, trong bất cứ lĩnh vực nào.
Trao đổi với các chủ doanh nghiệp khác trong mạng lưới cho phép bạn có được cái nhìn toàn cảnh và phát hiện ra những điều mà bản thân có thể đã bỏ lỡ. Điều quan trọng là bạn phải luôn thân thiện, cởi mở, sẵn sàng học hỏi và là người có giá trị.
Lời khuyên số 7: Luôn ưu tiên việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
Có rất nhiều cách mà các doanh nhân có thể tìm hiểu thêm về lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh của họ. Một trong những cách tốt nhất là hãy đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong mạng lưới – đây cũng là một trong những lợi ích đáng kể của việc thiết lập một network mạnh.
Một cách khác là bạn có thể tham dự các hội nghị, qua đó có cơ hội tiếp cận với những ý tưởng kinh doanh mới lạ hoặc xu hướng mới, đồng thời mang đến cơ hội trò chuyện với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Lời khuyên số 8: Xây dựng đội nhóm và trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ
Rất nhiều ông chủ của các startup gặp khó khăn với điều này. Họ thích tham gia vào mọi nhiệm vụ và luôn luôn muốn nắm toàn quyền kiểm soát.
Nhưng học cách tận dụng sức mạnh đội nhóm có thể tạo ra sự khác biệt cực lớn trong tốc độ phát triển của một doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ có cơ hội để đưa ra những ý tưởng kinh doanh mới và giải quyết các vấn đề mà những người sáng lập vốn không thể tự mình xử lý.
Những người sáng lập có thể làm gương cho nhân viên noi theo. Ví dụ, nếu bạn là ông chủ của startup và luôn sẵn sàng làm thêm giờ mỗi ngày và hành động tích cực, nhân viên của bạn chắc chắn cũng sẽ làm việc chăm chỉ và tích cực hơn.
Lời khuyên số 9: Tận dụng tốt các kênh tiếp thị kỹ thuật số
Một trong những lợi ích của việc khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số là việc tiếp cận khách hàng hiện đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Các nền tảng truyền thông xã hội, các công cụ tìm kiếm cũng như nhiều công cụ khác giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp dễ dàng xác định xu hướng kinh doanh 2023, nhắm mục tiêu chính xác đến những người mà họ hy vọng sẽ trở thành khách hàng trung thành tiềm năng.
Lời khuyên số 10: Giữ mức chi phí càng thấp càng tốt
Việc bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ rất tốn kém, nên các chủ doanh nghiệp nhỏ cần tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Để giảm thiểu chi phí, chủ startup có thể cân nhắc các các ý tưởng kinh doanh sau đây:
- Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở miễn phí thay vì các phần mềm trả phí
- Đầu tư vào sử dụng các công cụ tự động hóa
- Tận dụng các thiết bị đã qua sử dụng còn tốt
- Tái chế càng nhiều vật liệu càng tốt
- Nghiên cứu mặt bằng giá của các nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng
Lời khuyên số 11: Tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng
Theo một báo cáo của Zendesk, có tới 81% người tiêu dùng nói rằng trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đóng vai trò quan trọng trong quyết định quay trở lại tiếp tục mua hàng của họ.
Vì vậy, mọi tương tác mà khách hàng có với doanh nghiệp của bạn cần phải được bảo đảm tốt nhất có thể. Những điều tưởng chừng rất đơn giản như chào đón khách hàng ở cửa hoặc hỏi tên của họ có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Lời khuyên số 12: Kiên trì và Kỷ luật
Các mục tiêu mà các chủ doanh nghiệp đặt ra cho mình ngay từ đầu trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh, thành lập doanh nghiệp sẽ vẫn là kim chỉ nam cho họ, ngay cả sau khi doanh nghiệp đã tìm được chỗ đứng vững chắc. Những doanh nhân giỏi nhất là những người không tự mãn kể cả khi công việc kinh doanh khởi nghiệp của họ đã ổn định, có dấu hiệu làm ăn phát đạt.
Các doanh nhân có thể bắt đầu một dự án kinh doanh mới, có thể quản lý cả hai công ty nếu đủ khả năng. Tuy nhiên, để đạt được thành công tối đa với một doanh nghiệp mới được thành lập đòi hỏi 100% sự tập trung của người sáng lập. Tốt hơn hết là đổ mọi thứ vào một công việc kinh doanh và làm cho nó tốt nhất có thể, hơn là vội vàng mở rộng, mở thêm nhiều công ty nữa.
Cách bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh – Hướng dẫn từng bước
Việc bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ không phải là điều dễ dàng. Chúng tôi sẽ chia nhỏ quy trình này thành 10 bước đơn giản để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.
Bước 1: Tìm một thị trường ngách
Một trong những phần khó khăn nhất khi khởi nghiệp kinh doanh, thành lập một doanh nghiệp nhỏ là quyết định nên bắt đầu với loại hình kinh doanh nào. Các chủ doanh nghiệp cần tìm thứ gì đó mà họ thích làm nhưng cũng phải là thứ có tiềm năng kiếm tiền.
Bạn có thể trả lời các câu hỏi sau để tìm ra thị trường ngách phù hợp cho bản thân nhất:
- Bạn có những kỹ năng nào?
- Bạn đam mê điều gì?
- Có sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể còn tốt hơn nữa không?
- Mô hình kinh doanh mới nào có khả năng sinh lời?
Dựa trên câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể tạo một danh sách rút gọn các ý tưởng kinh doanh mới lạ hứa hẹn sẽ giúp cho việc khởi nghiệp kinh doanh của bạn đi đúng hướng hơn.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Trước khi tiến hành hiện thực hóa bất kỳ ý tưởng kinh doanh sáng tạo nào, các doanh nhân cần đảm bảo rằng ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh của họ khả thi. Và để làm tốt điều này, việc nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là cực kỳ cần thiết.
Việc nghiên cứu khách hàng là rất quan trọng, nó sẽ giúp xác định xu hướng kinh doanh 2023 tốt nhất, đối tượng khách hàng tiềm năng cho một doanh nghiệp giả định. Ai sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của startup của bạn, và tại sao họ lại phải mua?
Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh
Chúng tôi đã đề cập đến cách để lập kế hoạch kinh doanh trong các lời khuyên ở trên. Kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh nên càng chi tiết càng tốt, nhưng nó không cần phải hoàn hảo vào thời điểm mới bắt đầu khởi nghiệp, mà chắc chắn sẽ còn phải trải qua nhiều sự điều chỉnh.
Bước 4: Chọn tên doanh nghiệp của bạn
Chọn tên doanh nghiệp là một bước cũng rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Nó giúp khách hàng biết chính xác những gì họ có thể mua chỉ dựa trên tên. Đồng thời, có một cái tên thú vị, vui tươi có thể khiến doanh nghiệp dễ nhớ hơn đối với khách hàng.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng chỉ sử dụng các tên chưa được đăng ký, tránh các rắc rối pháp lý không cần thiết về sau.
Bước 5: Đăng ký doanh nghiệp
Tiếp theo, đã đến lúc lựa chọn cơ cấu khởi nghiệp kinh doanh và thực hiện đăng ký doanh nghiệp mới.
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện nay có năm loại hình doanh nghiệp chính, gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh.
Tùy vào nhu cầu và mô hình kinh doanh mà chủ doanh nghiệp cần xác định loại hình cho phù hợp.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Sau khi đăng ký doanh nghiệp thành công, chủ doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng kinh doanh.
Điều này rất quan trọng vì các chủ doanh nghiệp không bao giờ được đánh đồng giữa các quỹ cá nhân và quỹ kinh doanh.
Bước 7: Tìm nguồn kinh phí tài trợ
Ngoài việc tự trả chi phí khởi nghiệp kinh doanh, các chủ doanh nghiệp mới cũng có thể tìm kiếm các khoản vay ưu đãi. Họ có thể đến gặp gia đình hoặc bạn bè, hoặc vay tiền từ các tổ chức tài chính chuyên hỗ trợ cho các startup.
Bước 8: Thuê nhân viên
Một số doanh nghiệp mới có thể không cần nhân viên lúc đầu. Nhưng hầu hết sẽ cần ít nhất một nhân viên để giúp quản lý, duy trì các hoạt động hàng ngày.
Điều quan trọng là tìm đúng người cho từng nội dung công việc. Khi mới khởi nghiệp kinh doanh, bạn sẽ cần một người chăm chỉ, sẵn sàng đảm nhận nhiều vai trò và không ngại vượt qua khó khăn.
Bước 9: Thiết lập một trang web
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, trang web chính thức của doanh nghiệp là một trong những địa chỉ đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến khi bắt đầu tìm hiểu về một doanh nghiệp.
Trang web này phải cung cấp được các thông tin thiết yếu quan trọng như doanh nghiệp cung cấp những gì, khi nào nó mở cửa, cách thức liên hệ và nhiều thông tin cần thiết khác nữa.
Bước 10: Khởi chạy
Khi bạn cảm thấy tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, đã đến lúc bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Làm cho trang web hoạt động, mở cửa cửa hàng và sẵn sàng chào đón những vị khách hàng đầu tiên.
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn có thể phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên. Điều quan trọng trong việc tự kinh doanh là mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể để họ tiếp tục giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho những người khác và trở thành khách hàng thường xuyên.