Cờ vây là một trò chơi lâu đời, có xuất xứ từ Trung Hoa, sau đó dần trở nên phổ biến trên thế giới và được rất nhiều người chơi yêu thích. Chơi cờ vây không chỉ là để giải trí mà còn là một cách để giúp tĩnh tâm, rèn luyện tư duy và sự kiên trì. Nếu bạn chưa biết cách chơi cờ vây như thế nào thì có thể tham khảo bài viết của Business2Community. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chơi bộ môn này ngay sau đây!
Hướng dẫn chơi cờ vây cho người mới
1. Giới thiệu về cờ vây
Từ hàng nghìn năm trước, cờ vây đã xuất hiện tại Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì bộ môn này khởi nguồn từ thời Nghiêu Đế – Vị vua nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại. Ông trị vì bắt đầu từ năm 2357 – 2256 TCN. Nhưng cũng có tài liệu khác thì cho rằng cờ vua xuất hiện ở dưới thời vua Đế Thuấn, tức từ năm 2255 – 2205 TCN.
Lại thêm một giai thoại khác nói rằng cờ vây là bộ môn do Ngô – một chư hầu của vua Thương Hiệt trị vì năm 1818 – 1766 TCN đã sáng tạo ra. Cuối cùng, giai thoại thứ 4 thì nói cờ vây là do một nhà chiêm tinh sống dưới thời nhà Chu, tức từ năm 1045 – 255 TCN phát minh.
Nhìn chung, tới nay chưa ai khẳng định được chính xác cờ vây xuất hiện từ khi nào và ai là “cha đẻ” của bộ môn này. Chỉ biết nó đã có tuổi đời ít nhất 3.000 năm và tới nay vẫn còn phổ biến.
Do Việt Nam có nhiều nét văn hóa tương đồng với Trung Quốc nên rất nhiều trò chơi, bộ môn cờ từ Trung Quốc đều du nhập sang nước ta. Bên cạnh đó, cờ vây còn là một bộ môn thú vị, giúp rèn luyện tư duy, trí tuệ và tính kiên nhẫn của con người. Vì vậy, mà nó thu hút được rất nhiều người chơi tham gia.
2. Hướng dẫn chơi cờ vây chi tiết
2.1. Bàn cờ
Muốn học chơi cờ vây thì trước hết bạn cần nắm được bố cục của bàn cờ như thế nào. Một bàn cờ vây chuẩn sẽ có hình vuông với 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang giao nhau, tạo ra 361 giao điểm. Các quân cờ sẽ được đặt trên các giao điểm này.
Trong đó:
- Điểm đen nằm ở tâm bàn cờ gọi là sao trung tâm (thiên nguyên)
- Các điểm đen còn lại là sao 1 – sao 8
Ngoài ra, hiện nay còn có bàn cờ 9×9, 11×11, 13×14, 15×15 và 17×17.
Ví dụ về bàn cờ vây tiêu chuẩn
2.2. Quân cờ
Khi chơi cờ vây người ta sẽ sử dụng bộ quân cờ chuẩn gồm 180 quân trắng và 181 quân đen. Tổng cộng có 361 quân cờ.
2.3. Luật chơi cờ vây
- Luật 1: Mỗi ván cờ vây có 2 người chơi tham gia
- Luật 2: Một người chơi cầm cờ trắng, một người chơi cầm cờ đen. Người chơi cầm cờ đen được đi trước. Người cầm cờ trắng đi trước nếu được chấp quân. Luật chấp quân có nghĩa là người tạo bàn được chấp 2 – 9 quân và các quân chấp sẽ lần lượt đặt vào các sao (điểm đen), đồng thời, người giữ quân trắng được đi đầu tiên
- Luật 3: Quân cờ phải đặt tại điểm giao của các đường kẻ
- Luật 4: Các quân cờ khi đã đặt vào vị trí thì không thể di chuyển nữa trừ một số trường hợp trong luật 6
- Luật 5: Người thắng cờ là người chiếm được nhiều đất hơn
- Luật 6: Quân cờ bị hết “khí” sẽ trở thành tù binh và bị loại khỏi bàn cờ
- Luật 7: Vị trí không còn “khí” sẽ không được đặt quân cờ vào (trừ trường hợp ăn quân)
- Luật 8: Đối với trường hợp “tranh chấp” sẽ có một số quy ước đặc biệt gọi là “ko”
- Luật 9: Đánh có chấp trong cờ vây có điều luật riêng
2.4. Lượt đánh
- Lượt đánh: Mỗi người chơi thay phiên nhau đánh 1 quân cờ
- Thời gian: Trong thời gian quy định người chơi phải đánh cờ. Nếu hết thời gian mà chưa đánh cờ cũng không bỏ lượt thì bị xử thua
- Bỏ lượt: Nếu đến lượt đánh, 1 người chơi bỏ lượt thì lượt chơi chuyển sang người còn lại. Nhưng cả 2 cùng bỏ lượt liên tiếp thì kết thúc ván cờ
Mỗi người chơi lần lượt được đánh một quân cờ
2.5. Những trường hợp kết thúc ván cờ
Một ván cờ vây sẽ kết thúc khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
- Hết thời gian: Nếu tới lượt đánh mà người chơi không hạ cờ thì hết thời gian quy định người chơi sẽ bị xử thua và ván chơi kết thúc
- Đầu hàng: Một trong 2 người chơi chọn đầu hàng thì ván chơi kết thúc
- Hai bên liên tiếp bỏ lượt: Nếu cả 2 bên liên tiếp bỏ lượt thì ván chơi kết thúc
- Không còn nước đi: Ván chơi sẽ chấm dứt nếu cả 2 bên không còn nước đi để mở rộng đất
2.6. Cách xét kết quả ván cờ:
Các nhà cái uy tín thường sẽ xét kết quả ván cờ như sau:
- Người đi trước: Không cộng mục
- Người đi sau: Tùy loại bàn cờ sẽ cộng mục
- Bàn cờ 19×19: Cộng 6,5 mục
- Bàn cờ 17×17: Cộng 4,5 mục
- Bàn cờ 15×15: Cộng 3,5 mục
- Bàn cờ 13×13: Cộng 2,5 mục
- Bàn cờ 11×11: Cộng 1,5 mục
- Bàn cờ 9×9: Cộng 0,5 mục
- Trao trả tù binh: Bên cờ đen nắm giữ “tù binh” là các quân cờ trắng sẽ đặt những quân cờ này vào vùng đất của quân trắng. Tương tự, bên cờ trắng nắm giữ “tù binh” là các quân cờ đen cũng sẽ đặt những quân cờ này vào vùng đất của quân đen
- Điểm đất: Hoàn thành trao trả tù binh sẽ bắt đầu điểm đất
- Tính đất: Điểm đất xong thì tính đất. Theo luật cờ vây, bên đi trước phải giữ nguyên số đất đếm được. Còn bên đi sau thì sẽ được cộng thêm mục (đất) và số đất đã đếm được, ví dụ, bên đi sau có 3 mục đất nhưng do chơi bàn cờ 13×13 nên được cộng thêm 2,5 mục nữa, tổng sẽ có 5×5 mục đất
- Ai có tổng số đất lớn hơn thì là người thắng
2.7. Tính tiền
Tại các casino trực tuyến uy tín sẽ tính tiền cho người chơi cờ vây như sau:
- Người thắng: Cộng 1 cược trừ phí bàn chơi (tùy theo bàn chơi)
- Người thua: Trừ 1 cược
3. Các thuật ngữ trong cờ vây
Khi tìm hiểu hướng dẫn chơi cờ vây thì bạn còn nên nắm được những thuật ngữ thường dùng trong bộ môn này, cụ thể gồm:
3.1. Vùng đất
- Tức vùng bàn cờ nhất định do toàn bộ quân đen hay quân trắng bao vây
- Biên hoặc góc bàn cờ có thể dùng để vây đất
- Đất có đơn vị là mục (giao điểm trống của các đường kẻ)
3.2. Khí
- Mỗi quân cờ đặt lên bàn cờ vây sẽ có 4 khí nằm khoảng giữa bàn cờ. Còn nằm trên biên chỉ có 3 khí và nằm ở góc chỉ có 2 khí
- Khí tức là giao điểm nằm theo đường dọc, sát quân cờ
- Tăng khí là khi người chơi đặt các quân cờ của mình thành 1 đám quân. Giảm khí là khi đám quân của mình bị đối thủ đặt quân của họ vào cạnh
3.3. Tù binh
- Là quân cờ bị quân cờ đối phương bao vây. Cờ hết khí sẽ bị lấy ra khỏi bàn chơi và làm tù binh của đối phương
Ví dụ về tù binh trong cờ vây
3.4. Ăn quân, bắt quân
Nếu một bên đánh quân chẹn nốt khí cuối cùng của đám quân bên kia làm đám quân đó hết khí thì đám quân đó bị coi như “chết hẳn”. Đồng thời, đám quân “chết hẳn” sẽ bị lấy ra khỏi bàn cờ (tù binh). Các quân cờ tù binh được để riêng một bên để tính điểm khi ván cờ kết thúc.
3.5. Điểm hết khí
Trong luật cờ vây, điểm hết khí chính là giao điểm đã bị bên kia vây kín. Có 2 loại nước cấm trong cờ vây là:
- Cấm đi vào vùng vây chặt, tức giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí
- Cấm đi vào giao điểm cuối cùng của đám quân khi chúng đã bị đối phương vây chặt
3.6. Quân chết kỹ thuật
Dùng để chỉ một hay nhiều quân cờ dù còn khí nhưng lại nằm hoàn toàn trong vòng vây của đối phương, không còn đường thoát cũng không còn mắt và không sống chung.
3.7. Mắt
Chỉ giao điểm trống của một đám quân đã bị đối phương vây kín một bên. Cờ vây có 2 loại mắt:
- Mắt to: Gồm từ 3 giao điểm trở lên
- Mắt nhỏ: Chỉ có 1 hoặc 2 giao điểm
Ngoài ra, mắt còn chia làm:
- Mắt thật: Mắt hoàn chỉnh và không có khiếm khuyết gì, tức các vị trí đều có đủ quân cờ
- Mắt giả: Mắt không hoàn chỉnh, bị thiếu quân và sau này có thể không còn là mắt nữa
3.8. Ko và luật tranh chấp
Trường hợp này trong cờ vây là một trường hợp đặc biệt. Cụ thể, khi bên đen có một điểm hết khí và nếu bên cờ trắng đặt quân vào vị trí hợp lệ sẽ ăn được một quân đen và tạo ra điểm hết khí mới cho trắng. Sau đó tới lượt bên cờ đen đi lại tiếp tục đặt quân vào điểm hết khí đó, đồng thời bắt một quân trắng và tạo ra một điểm hết khí mới của bên đen.
Cứ như vậy, 2 bên cầm cờ đen và trắng cứ ăn qua ăn lại mãi sẽ dẫn tới trạng thái tranh chấp vĩnh viễn trên ván cờ và tình trạng này rất vô nghĩa. Đây gọi là hiện tượng Ko. Vì vậy, theo luật cờ vây, để tránh hiện tượng Ko người ta quy ước:
- Nếu một bên ăn quân theo kiểu tranh chấp thì bên còn lại sẽ không được ăn theo kiểu tranh chấp đó ngay mà sẽ phải thực hiện tối thiểu 1 nước đi khác rồi mới được ăn lại theo kiểu tranh chấp
Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cách chơi cờ vây như thế nào rồi. Bạn có thể tham khảo, tìm hiểu và bắt đầu thử sức với bộ môn này!