Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh với cái tên “Vua Cà phê Việt Nam”
Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ nung nấu ý định muốn nâng tầm ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê toàn cầu
Ông là người lớn lên trong ngành kinh doanh cà phê, muốn từng bước nâng tầm quan trọng của ngành kinh doanh cà phê. Từ một ngành kinh doanh thuần túy thành một tín đồ của cà phê để đưa Việt Nam trở thành thánh địa cà phê được nhiều người toàn cầu biết đến.
Bài viết này sẽ tìm hiểu về sự “ăn chơi” cùng giá trị tài sản ròng của ông
Gia đình của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Vũ đã kết hôn cách đây hơn 22 năm và đã có 4 người con. Từ cuối những năm 1990, cả hai đã cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển Trung Nguyên
Hai người là cặp đôi vợ chồng vô cùng nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Cả hai đã cùng đồng hành và vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, năm 2015, sau quá trình chung sống và có mâu thuẫn cả hai đã đệ đơn xin ly hôn
Về tranh chấp tài sản, tòa xác định ông Vũ và bà Thảo sở hữu tổng số cổ phần trị giá hơn 5,7 nghìn tỷ đồng tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ 60% và bà Thảo 40%.
Con đường đi tới thành công
Sinh ra trong gia đình nghèo nên ông đã phụ giúp mẹ và kiếm tiền lo cho gia đình từ khi còn nhỏ. Ông làm thuê từ thuở nhỏ, bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như bẻ bắp, chăn lợn, giúp mẹ đóng gạch,…
Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Năm 1992, ông Vũ thi vào khoa Y thuộc trường Đại học Tây Nguyên. Trong thời gian đó, ông bắt đầu hoạt động khoa học và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó, các hoạt động nghiên cứu của ông đều xoay quanh cà phê.
Năm 1994, ông chính thức bỏ học vào TP.HCM để tìm kiếm cơ hội, con đường làm giàu với vỏn vẹn 100.000 đồng Việt Nam trong túi lúc bấy giờ. Tuy nhiên, người chú ở Sài Gòn bắt anh về Đắk Lắk với lý do “con học xong rồi muốn làm gì thì làm” nên ông đồng ý trở lại theo đuổi con đường học tập nhưng vẫn nung nấu ý tưởng kinh doanh của mình.
Năm 1996, ông Đặng Vũ và bà Lê Thảo (vợ cũ của ông) cùng với 3 người bạn thân thiết thành lập Công ty cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
Năm 1998, Cửa hàng Trung Nguyên chính thức mở quán cà phê đầu tiên tại Sài Gòn và mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền. Khi đó, các quán cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên bắt đầu phủ sóng khắp cả nước.
Năm 2000, thương hiệu cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người chú ý và bắt đầu nổi tiếng.
Năm 2003, Trung Nguyên từng bước củng cố vị thế thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam.
Năm 2005, Trung Nguyên mở nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương, vượt lên trên tất cả các đối thủ nước ngoài, dưới danh nghĩa của vợ Vũ. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chọn cà phê Trung Nguyên làm đại sứ ngoại giao văn hóa. Đặc biệt là làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia.
Năm 2006, ông sáng lập hệ thống cửa hàng G7 Mart, mô hình siêu thị mới với vốn đầu tư 475 tỷ đồng và mục tiêu mở 10.000 cửa hàng bán lẻ.
Năm 2011, thất bại của mô hình hệ thống cửa hàng G7 Mart khiến anh sang nhượng quyền với Ministop của Nhật, nhưng 4 năm sau cũng thất bại. Ngày 27 tháng 4 năm 2011, tiêu đề “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo uy tín của Mỹ Financial Times to rõ. Điều này như một điển hình về một mô hình kinh doanh thành công. Nó viết: “Ông Vũ đã nuôi hy vọng cho người dân Việt Nam. Tầng lớp trung lưu mới nổi đón nhận thương hiệu và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành trung tâm xã hội quan trọng.
Tháng 2/2012, tạp chí uy tín National Geographic Traveler đã chính thức công nhận ông Vũ là “Vua cà phê Việt Nam” đầu tiên. Vào tháng 8 năm 2012, tạp chí Forbes lặp lại dòng tít ca ngợi: “Zero for a hero”.
Năm 2013, cà phê Trung Nguyên hành trình mục đích lớn. Cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên kỷ niệm 10 năm đứng đầu thị phần và được ưa chuộng nhất 3 năm liền.
Năm 2015, Trung Nguyên Legend – Wealth and Happiness Cafe ra đời và trở thành chuỗi cafe lớn nhất Đông Nam Á. Với 1,2 triệu cuốn sách thay đổi cuộc đời trong hành trình vĩ đại – Phát triển một quốc gia.
Năm 2016, hợp nhất tổ chức và tên gọi Trung Nguyên Legend. Công bố tầm nhìn sứ mệnh mới. Ra mắt mô hình Trung Nguyên Family – Cafe năng lượng – Cà phê đổi đời.
Năm 2017, tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Từ năm 2018 đến tận bây giờ, ông Vũ tiếp tục phát triển lĩnh vực kinh doanh cà phê và đưa thương hiệu cà phê Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 16 tháng 6 năm 2018, sau gần 5 năm thiền định, Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất để công bố thương hiệu cà phê Trung Nguyên Legend, và bắt đầu tự xưng là “Qua” khi nói chuyện với mọi người.
Từ những nỗ lực đó, ông trở thành “Vua cà phê Việt Nam”. Sau hơn 20 năm thành lập và lăn lộn trên thị trường, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng cho mình một sự nghiệp thành công với khối tài sản khổng lồ. Ông được xem như một tượng đài của ngành cà phê Việt Nam
Đam mê sưu tầm xe hơi
Ngoài số tài sản chung kể trên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có nhiều tài sản riêng nhiều giá trị khác. ông Vũ còn được biết đến với vai trò là nhà sưu tầm siêu xe khét tiếng nhất Việt Nam và ông cũng là người sở hữu nhiều xe Ferrari nhất Việt Nam. Một số những chiếc siêu xe có thể kể đến như: Mercedes-AMG SLS Coupe, 2 chiếc SUV siêu sang, siêu nhanh Bentley Bentayga, 2 chiếc Rolls-Royce Ghost, 3 chiếc Range Rover SVAutobiography, Porsche Boxster, Lexus LX570, 2 chiếc Mercedes-Benz G-Class…. Mỗi chiếc siêu xe trong bộ sưu tập này đều có giá trị lên tới hàng triệu USD.
Sở thích đua ngựa
Bên cạnh xe hơi, ông Nguyên Vũ cũng rất đam mê với ngựa. Ông từng mất tới 4 tháng rong ruổi khắp nước Úc để tìm kiếm và lựa chọn giống ngựa ưng ý.
Không những thế, ông đã tri hàng trăm triệu để thuê một chiếc máy bay để đưa số ngựa đó về Việt Nam, rồi cất công thuê chuyến container chở ngựa lên trang trại riêng của mình.
Hoạt động xã hội
Ông tham gia hàng ngàn cuộc nói chuyện và gặp gỡ thanh niên, sinh viên Việt Nam và quốc tế để trao đổi với các bạn trẻ về tinh thần sáng tạo, khát vọng làm giàu…
Ngoài ra, để góp phần xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang trong mình nhiều hoài bão lớn, quyết tâm lớn, để mở ra một kỷ nguyên hùng mạnh cho đất nước ông đã cho ra đời sự kiện “Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt”, chương trình “Hành trình khát vọng Việt”
Bên cạnh đó, ông còn tổ chức các sự kiện, hoạt động tặng sách cho các bạn trẻ với kinh phí dự kiến 200 triệu cuốn sách với nguồn lực chi phí gần 5 tỷ USD với 100 đầu sách thuộc 12 lĩnh vực; trang bị tủ sách, tủ phim đến các địa phương.