Trong một câu chuyện về Sherlock Holmes, khi bác sĩ Watson nhận xét về một khách hàng và về sự hấp dẫn của cô ta, thì vị thám tử nổi tiếng đã nói “Có phải là cô ấy?”, “Tôi không để ý.” Đáp lại lời châm biếm của đối tác cho thấy Holmes thực sự là hành động như một người máy, không cảm xúc – Holmes trả lời rằng anh ta đang loại bỏ cảm xúc ra khỏi phương trình, vì nó có thể ảnh hưởng đến công việc thám tử của anh ta. Tương tự, khi lựa chọn chiến lược chuyển đổi số, người ta phải bỏ lại cảm xúc và đưa ra quyết định dựa trên điều gì là tốt nhất cho công ty.
Theo Michael Wade – Giáo sư về Quản lý thông tin chiến lược và đổi mới, để có chiến lược chuyển đổi số thành công đòi hỏi tổ chức phải tự đặt cho mình 3 câu hỏi quan trọng:
- Tại sao công ty cần phải chuyển đổi?
- Công ty cần làm gì để chuyển đổi?
- Làm thế nào để công ty có thể chuyển đổi?
Khung trình bày chiến lược kỹ thuật số của Capgemini. Nguồn
Tại sao công ty cần chuyển đổi?
Bạn đánh giá công ty của mình và xem qua sự cạnh tranh, và bạn cho rằng, “Điều công ty cần là thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số”. Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy rằng công ty của bạn cần thực hiện chiến lược chuyển đổi số, nhưng bạn cần phải đi sâu vào “các vấn đề cốt lõi” của ý tưởng: tại sao công ty lại cần nó? Công nghệ của công ty có đang lạc hậu hay không? Nhân viên hỗ trợ không để đáp ứng nhu cầu hiện nay ngay lập tức? Nhân viên có đang thiếu kiến thức về các công cụ kỹ thuật số ngày nay không? Làm thế nào để công ty chống lại các đối thủ cạnh tranh đã hoặc đang trong quá trình chuyển đổi số?
Công ty cần làm gì để chuyển hóa?
Công ty cần thực hiện chiến lược chuyển đổi số ở khía cạnh nào: kiến thức của nhân viên? Nâng cấp công nghệ nghiêm ngặt? Nâng cao trải nghiệm của khách hàng?
Thực tế là mỗi một lĩnh vực đều có thể thực hiện chiến lược chuyển đổi số và không hạn chế ở lĩnh vực nào. Đối với chiến lược chuyển đổi số tổng thể, công ty nào tìm ra được cách thức đột phá để tự chuyển đổi số sẽ là công ty đứng đầu ngành và dẫn đầu đối với phần còn lại của các doanh nghiệp trên thị trường.
Làm thế nào công ty có thể chuyển đổi?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ 3 bao gồm các yếu tố liên quan đến hướng tiếp cận viện chiến lược chuyển đổi số của công ty: không chỉ câu chuyện công ty có thể chuyển đổi số như thế nào mà còn là cách thức tối ưu cho công ty này để chuyển đổi số? Mục tiêu của chuyển đổi số là gì: cải thiện hiệu quả quy trình làm việc và trải nghiệm khách hàng tốt hơn hay mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn toàn mới trên mọi mặt? Những câu hỏi này tùy vào câu trả lời của CEO, CIO và CINO.
Để duy trì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp mới, có sự sẵn sàng với kỹ thuật số thì các công ty có các hoạt động kế thừa phải hành động ngay lập tức để duy trì tính cạnh tranh. Ban quản lý của công ty phải là những người nhìn thấy trước sự chuyển đổi số và thực hiện chiến lược chuyển đổi số sao cho phù hợp cũng như là họ sẽ là những người đã bắt tay vào hành động. Kết quả là, các công ty phát triển kỹ thuật số có khả năng cung cấp cho nhân viên những kỹ năng cần thiết cao gấp 4 lần so với các công ty ít quan tâm về kỹ thuật số hơn.
Hình bên trái: 4/10 công ty có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự đột phá số thức/gián đoạn kỹ thuật số. Hình bên phải: Các ngành có vị trí gần trung tâm hơn có nhiều rủi ro hơn do sự đột phá số thức/gián đoạn kỹ thuật số. Nguồn: Trung tâm chuyển đổi kinh doanh số toàn cầu
Giáo sư David L. Rogers của Trường Kinh doanh Columbia cho biết: “Việc thay đổi sẽ dễ dàng hơn khi bạn nhận thấy sự gián đoạn đang xảy đến với mình. Nhưng lúc đó thường là quá muộn.” Ngay cả khi nhìn lướt qua thế giới kinh doanh cũng có thể biết ngay rằng các mọi loại hình công ty, dù là công nghệ, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, và nhiều loại hình khác đều đang tham gia vào quá trình này hoặc đã hoàn thành quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số fpt.
Sức mạnh của chiến lược chuyển đổi số không nhất thiết nằm ở công nghệ: mà là cách sử dụng công nghệ. Giống như một số vận động viên, họ có thể ở trong một đội và không hữu dụng lắm; tuy nhiên, khi đưa họ vào một nhóm khác, ở một vai trò khác thì họ có thể thể hiện cực kỳ ấn tượng.
Đây là điều tạo nên một nhà quản lý thể thao xuất sắc và là điều làm nên quyết định tối thượng đúng đắn đối với chuyển đổi số: tìm đúng tài sản (không nhất thiết là công nghệ mới nhất) có thể giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đồng thời giữ cho nó đủ linh hoạt để phát triển trong tương lai.
Có một điều hơi trớ trêu là sự ổn định, quy trình có hệ thống và việc lập kế hoạch ngân sách chuyên sâu, cẩn thận có thể hoàn toàn trái ngược với những gì được yêu cầu đối với các công ty ngày nay. Nhưng về cơ bản đó là bối cảnh của thế giới kinh doanh ngày nay, nơi ngày càng có nhiều công ty trải qua giai đoạn này – quá trình chuyển đổi số nhằm theo kịp những cải tiến mới nhất, dẫn đầu (hoặc bằng) đối thủ cạnh tranh và không bị bỏ lại phía sau.
Như chúng ta đã biết, chiến lược chuyển đổi số fpt thể sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh – ngay cả các đội thể thao cũng sử dụng nó để nâng cao trải nghiệm của người hâm mộ và để đảm bảo rằng dù đội đó có chiến thắng hay không thì người hâm mộ cũng đang tận hưởng trải nghiệm tương tác phong phú. Một ví dụ khác là khách hàng của Qmarkets – gã khổng lồ về đồ thể thao Amer Sports, đã thực hiện dự án quản lý đổi mới mới của mình bằng cách đảm bảo rằng nhân viên sẽ có quyền truy cập vào nền tảng ý tưởng từ tất cả các lĩnh vực, bao gồm nơi gọi là “Khu vực ý tưởng” được trang bị máy tính bảng và thiết bị di động. Cả 2 điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự chuyển đổi số triệt để. Nhưng làm thế nào họ thực hiện được điều đó?
Hãy nhớ rằng chiến lược chuyển đổi số fpt không được thực hiện vì mục đích “chuyển sang số hóa” mà là để cải thiện kết quả kinh doanh đồng thời đưa nó vào thời đại kỹ thuật số.
Những chiến lược chuyển đổi số phổ biến và chủ yếu bao gồm:
Nâng cấp/cải tiến:
Công ty của bạn đã ‘hiểu biết về kỹ thuật số chưa?’ khi đó có lẽ không thực sự cần phải chuyển đổi hoàn toàn mà chỉ cần nâng cấp chỗ này chỗ kia, đào tạo các phòng bạn,…
Các chiến lược như thế này thường “dành riêng” cho những công ty đã chạm tay vào công cuộc kỹ thuật số. Thành thực mà nói trong toàn bộ doanh nghiệp thì nó đã có bí quyết số trong tất cả hoặc hầu hết các bộ phận, từ quy trình sản xuất cho đến hỗ trợ khách hàng và văn hóa công ty.
Một ví dụ đơn giản là chiến lược chuyển đổi số đối với việc hỗ trợ khách hàng của bạn, cho đến nay chỉ được thực hiện qua điện thoại (trong khoảng thời gian giới hạn) và fax: chắc chắn rằng bạn sẽ muốn nâng cấp dịch vụ này để có thể bao gồm các phản hồi trên mạng xã hội 24/7, hay hình thức liên hệ trực tiếp với các chuyên gia có liên quan trong công ty,…
Một lý do khác để chọn chiến lược chuyển đổi số này là khi hoạt động kinh doanh của công ty đầy biến động và bạn luôn cần phải ‘bắt kịp’ để xem điều gì là quan trọng tiếp theo để cải thiện hoạt động kinh doanh và bạn cũng không muốn đầu tư quá nhiều vốn ở một khía cạnh nào đó có thể dễ dàng bị lỗi thời trong một thời gian ngắn.
Thử nghiệm:
Không chỉ bên trong, mà còn cả bên ngoài. Bạn có thể thực hiện các chiến lược chuyển đổi số phổ biến này với thay đổi lâu dài, nhưng nếu chúng không phải là những thay đổi đúng đắn thì chiến lược chuyển đổi số của bạn đang gặp khó khăn. STC (Công ty Viễn thông Ả Rập Xê Út) đã thuê các nhà nghiên cứu để khám phá xu hướng của thế hệ Millennials – Thế hệ Gen Y và kết quả là sự ra đời của một thương hiệu di động mới. Thành lập phòng thí nghiệm đổi mới công ty; nghĩ ra các sản phẩm kỹ thuật số phù hợp với công ty và khách hàng của công ty; sự hợp tác đa chức năng giữa các phòng ban. Và tất nhiên, hãy thử nghiệm dịch vụ của bạn với khách hàng cho đến khi bạn làm đúng – và điều đó có nghĩa là kết quả mà công ty của bạn và khách hàng đều hài lòng.
Sáng tạo:
Khi một người nói “hãy sáng tạo đi”, điều đó thường có liên quan đến ngân sách. Nó cũng có thể nó có nghĩa là nhân sự được tuyển dụng, đào tạo, thiết bị mới và tất nhiên là cả mục tiêu kinh doanh của bạn. Ngoài ra, công ty có thể sáng tạo trong chiến lược chuyển đổi số, cũng có thể là khi nó tập trung vào nhu cầu của khách hàng và “làm việc ngược” với những gì công ty cung cấp hiện tại, sau đó xác định những thay đổi nào họ có thể thực hiện để cải thiện nhanh chóng trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh sẵn có và có thể những kênh mới. Ví dụ như tại Daimler, họ đã thực hiện cái gọi là chiến lược chuyển đổi số “hai chiều”, tối ưu hóa các dịch vụ kỹ thuật số cho khách hàng cũng như nhân viên của mình. Ngoài ra, họ còn tổ chức một cuộc thi hackathon diễn ra bên ngoài – không phải tại công ty mà tại một triển lãm ô tô quốc tế.
“Đối với Daimler, số hóa là sự phát triển phong phú nhất kể từ khi phát minh ra ô tô.” – Tiến sĩ Dieter Zetsche, Chủ tịch Hội đồng quản trị Daimler AG, đồng thời là kiêm Giám đốc Ô tô Mercedes-Benz.
Bảo mật
Mặc dù việc thiếu chiến lược chuyển đổi số phổ biến này có thể là trở ngại lớn đối với các công ty đã ổn định, nhưng các công ty đang phát triển, non trẻ hơn lại coi mối quan tâm về bảo mật là ưu tiên hàng đầu của họ cũng như các viện chiến lược chuyển đổi số. Tùy thuộc vào chuyên môn, vị trí, khách hàng, ấn phẩm,… của công ty, bạn có thể nên đặt vấn đề bảo mật là mối quan tâm ưu tiên số một trong quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số của mình. Ví dụ: bạn muốn tất cả nhân viên của mình sử dụng hệ thống gửi email hoặc CRM mới, nhưng nó sẽ an toàn ở mức nào? Khi bạn chọn công nghệ đám mây để sao lưu dữ liệu của mình, thì dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ tốt đến mức nào khỏi các hacker hay đơn giản là bị sập?
Tính mô-đun
Đây là một trong những chiến lược của viện chiến lược chuyển đổi số có sự đầu tư dài hạn và nặng nề. Hãy nhớ rằng tốc độ thay đổi công nghệ và/hoặc kỹ thuật số sẽ nhanh hơn hiện nay, điều đó đặt ra câu hỏi là bạn sẽ sẵn sàng đầu tư bao lâu hoặc bạn sẽ kiên nhẫn đến mức nào để trích xuất và sử dụng lượng lớn dữ liệu để đưa ra những khả năng mới mang tính sáng tạo và hiệu quả. Những điều này có thể chuyển đổi hoàn toàn các phòng ban trong công ty, làm cho chúng thích ứng với những tiến bộ công nghệ tiềm năng. Bạn cũng sẽ phải cân nhắc việc tham gia vào “hệ sinh thái” số đang phát triển của các công ty cho phép các sản phẩm, dịch vụ hoặc nền tảng hoạt động cùng nhau theo cách này hay cách khác, như một phần của chiến lược kinh doanh nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tối ưu.
Trước đây, một công ty thường được thiết lập, phát triển, trưởng thành và trở nên ổn định; nếu được vận hành đúng cách thì sẽ thành công. Ngày nay, “đã ổn định” dường như đã được thay thế bằng “đang phát triển”, khi sự phát triển không ngừng của các công nghệ mới và chuyển đổi số. Các công ty sẽ cần phải sáng tạo và nó không phải sự lựa chọn – mà là sự cần thiết cũng như cần có chiến lược chuyển đổi số. Để diễn giải câu nói nổi tiếng, “sự cần thiết là mẹ của chuyển đổi kỹ thuật”