Tôi dám cá là bạn đã nghe qua đâu đó về B2B cũng như B2C marketing. B2B và B2C là những thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong hoạt động tiếp thị, kinh doanh, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số phát triển bùng nổ như hiện nay. Vậy thực chất hai khái niệm này có những điểm khác biệt nào? Hãy cùng tìm hiểu về B2B và B2C trong bài viết này nhé.
B2B và B2C là gì? B2B và B2C viết tắt của từ gì?
Trước khi đi tìm hiểu những điểm khác biệt chính giữa B2B và B2C hãy cùng tôi tìm hiểu xem B2B và B2C là gì trước đã nhé.
Khái niệm về B2B
B2B thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Business to Business”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Doanh nghiệp và Doanh nghiệp”. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp.
Các giao dịch thương mại giữa hai doanh nghiệp thường có cái loại chính là giao dịch giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất, nhà sản xuất và nhà bán buôn hay nhà bán buôn và nhà bán lẻ.
Khái niệm về B2C
B2C là viết tắt của cụm từ Business to Customer, có nghĩa là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Khác với B2B có đối tượng giao dịch là các doanh nghiệp với nhau, mô hình kinh doanh B2C là hình thức hoạt động giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng, người tiêu dùng.
Một số chuyên gia cho rằng mô hình kinh doanh B2B đã vượt qua B2C, nhưng liệu điều đó có đúng không?
Xu hướng hỗ trợ B2B
- B2B đang đạt giá trị thị trường ước tính 7,7 nghìn tỷ USD so với B2C đang vẫn ở mức 2,3 nghìn tỷ USD.
- 74% người mua B2B có chủ tâm thực hiện các nghiên cứu sâu trực tuyến trước khi thực hiện giao dịch mua hàng.
- 93% người mua B2B sẵn sàng mua các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến.
Xu hướng hỗ trợ B2C
- Thị trường B2C marketing đã tạo ghi nhận mức doanh thu 4,7 nghìn tỷ USD vào năm 2019 trên toàn cầu, và được dự đoán sẽ tạo ra 7,9 nghìn tỷ USD doanh thu vào năm 2027.
Chà, khi xem xét kỹ lưỡng các xu hướng, có thể thấy cả B2B và B2C đều có thị trường riêng, phù hợp với từng “đối tượng khách hàng” khác nhau.
So sánh B2B và B2C – Những điểm khác biệt chính
Sau khi đã hiểu được B2B và B2C là gì, hãy cùng tôi tìm hiểu về điểm khác biệt chính phân biệt B2B và B2C nhé. Mục đích của mô hình kinh doanh B2B là mang đến giải pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp để họ cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, còn mục đích chính của mô hình B2C là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản của hai lĩnh vực Thương mại điện tử này:
- B2C: Thị trường rộng hơn, thúc đẩy cảm xúc và ưu tiên sự nhận thức về thương hiệu.
- B2B: Thị trường ngách, được định hướng hợp lý, và đặt ưu tiên tạo khách hàng tiềm năng.
Hãy cùng tôi so sánh B2B và B2C và đi sâu vào những điểm khác biệt chính nhé:
1. Độ phủ sóng khách hàng
Sự khác biệt cơ bản và chính giữa cả hai ngành Thương mại điện tử B2B và B2C này là đối tượng “khán giả” mà chúng nhắm đến. Phạm vi khách hàng của mô hình B2B hẹp hơn nhiều so với B2C. B2C bán trực tiếp cho khách hàng và B2B thì chỉ hướng tới đối tượng doanh nghiệp.
Việc giữ chân khách hàng là rất quan trọng trong hoạt động B2C, sau khi có được khách hàng. Bước đệm trong chu kỳ mua hàng của B2C là thu hút nhiều khách hàng hơn và duy trì được lượng khách hàng đó. Ngoài ra, mục tiêu cuối cùng của hoạt động B2C là nâng cao nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng, khách hàng. Mặt khác, hoạt động B2B tập trung vào đối tượng hẹp hơn nhiều – thường chủ yếu là các doanh nghiệp, nhưng các đối tượng này đem lại giá trị lợi nhuận doanh thu rất lớn.
2. Các thông số sản phẩm, dịch vụ
Các chi tiết, thông số sản phẩm có rất nhiều điểm khác biệt trong cả hai lĩnh vực Thương mại điện tử B2B và B2C.
Trong B2B, quy trình mua hàng dựa trên các hoạt động nghiên cứu phân tích rất kỹ lưỡng, và tất nhiên là tốn thời gian – vì có nhiều bước ra quyết định liên quan đến quá trình B2B này.
Vậy các trang web B2B marketing tập trung vào điều gì để giúp nó trở thành một doanh nghiệp thành công?
Video sản phẩm, nội dung chất lượng, các nghiên cứu điển hình, video giải thích chi tiết và hướng dẫn cách mua hàng.
Trong mô hình kinh doanh B2C, quy trình mua hàng thường không có và thường ở dạng tự phát. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì toàn bộ quyết định mua hàng trong B2C đều phụ thuộc vào người tiêu dùng. Do đó, quá trình mua hàng, hay còn gọi là quá trình đưa ra quyết định không bị ràng buộc bởi thời gian hay bất cứ quy định nào..
Vậy đối với các trang web B2C marketing thường sẽ tập trung vào điều gì để biến nó thành một doanh nghiệp thành công?
Video, các tính năng chính của sản phẩm, hình ảnh thực tế, đánh giá và xếp hạng của khách hàng sẽ là các yếu tố được chú trọng nhất trong hoạt động B2C marketing.
3. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng – Các giai đoạn tương tác
Khi so sánh B2B và B2C thì dịch vụ hỗ trợ khách hàng là điều quan trọng phải nhắc đến. Trước tiên hãy nói về hoạt động marketing B2C – khách hàng phải đầu tư những gì khi mua sản phẩm trực tuyến?
KHÔNG CÓ GÌ, phải không nào? Hoặc, có thể nào chỉ là thời điểm. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng hầu như không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố bên ngoài nào nên thành ra các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng bị hạn chế rất nhiều – và đòi hỏi cần có những yếu tố đặc biệt.
Khi nói đến việc chăm sóc khách hàng, B2C thường phải bao gồm các yếu số sau:
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Nhóm tiếp nhận các khiếu nại hoặc yêu cầu hoàn hàng của khách hàng sau khi mua hàng.
Bây giờ, hãy chuyển sang hoạt động kinh doanh B2B – nó liên quan đến các đơn hàng có quy mô lớn hơn. Chủ yếu, B2B thường cần có:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 để giải quyết các thắc mắc của doanh nghiệp.
- Dịch vụ khách hàng sau quá trình bán hàng để giải quyết các câu hỏi liên quan đến dịch vụ và nhu cầu đặt hàng lại.
- Trò chuyện trực tiếp, trò chuyện video, hỗ trợ trò chuyện 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc có liên quan đến doanh nghiệp.
4. Kêu gọi hành động (Call to action)
Quy tắc tiếp thị và kêu gọi hành động cho cả B2B và B2C đều khác nhau. Trong B2B – kêu gọi hành động, hay CTA (call-to-action) là điều mà các khách hàng quen thuộc của bạn thực sự mong muốn được nghe. Đó có thể là những ưu điểm hay đặc điểm nổi bật của sản phẩm đối với doanh nghiệp – CTA phải rõ ràng, ngắn gọn và thật chính xác để thu hút sự chú ý của người mua. Ngoài ra, hãy đề cập đến việc sản phẩm của bạn sẽ mang lại những lợi ích như thế nào cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Còn đối với B2C – CTA trong B2C xoay quanh việc các sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng cá nhân. CTA B2C phải rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề, đề cập đến lợi ích của sản phẩm đối với các đối tượng khách hàng cá nhân.
5. Mức độ phức tạp trong quy trình thanh toán
Khi so sánh B2B và B2C, hoạt động thanh toán cũng là điểm rất đáng chú ý. Trong hoạt động B2B, tùy chọn thanh toán phải được kết hợp với sự hỗ trợ trực tiếp của con người, và các bước thanh toán đã được lập trình kỹ lưỡng. Sự can thiệp của con người là yếu tố bắt buộc để mang lại lợi ích tích cực cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.
Hoạt động thanh toán B2B xoay quanh các yếu tố sau:
- Gọi điện thoại và trò chuyện video
- Hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán
- Dễ dàng quản lý cấu trúc thanh toán
Trong hoạt động B2C, khách hàng chỉ cần được hướng tới tùy chọn “Thêm vào giỏ hàng” – và sau đó là thông báo “Cảm ơn” (điều rất quan trọng nếu muốn hoạt động B2C của bạn đạt được hiệu quả). Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho thông điệp cảm ơn này được cá nhân hóa hơn bằng cách sử dụng tên cũng như các thông tin cá nhân chi tiết khác của khách hàng (tất nhiên vẫn phải chú ý tới vấn đề quyền riêng tư).
Hoạt động thanh toán B2B tập trung vào các yếu tố sau đây:
- Giao diện người dùng liền mạch và hệ thống cổng thanh toán tiện ích
- Mức độ bảo mật cao với nhiều tùy chọn thanh toán, chẳng hạn như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử…
- Cho phép áp dụng các mã ưu đãi, mã giảm giá…
6. Vòng đời khách hàng
Có sự khác biệt khá lớn về thời lượng vòng đời khách hàng ở cả hai nền tảng B2B và B2C Thương mại điện tử.
Những khách hàng B2B thường sẽ mua và tiếp tục mua hàng của bạn trong một khoảng thời gian rất dài. Tất cả xoay quanh yếu tố tiên quyết là “đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng là doanh nghiệp”, và một khi việc đó đã được thực hiện tốt, một khi họ bắt đầu nhận ra rằng bạn đang đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của họ – họ sẽ không đi đâu cả mà sẽ gắn bó lâu dài với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Vì vậy, động cơ duy nhất của bất kỳ người bán B2B nào là cố gắng gây ấn tượng với người mua được lần đầu tiên – chỉ cần một lần duy nhất, và mọi thứ còn lại sẽ đi theo một guồng quay tự động, dựa trên mức độ bạn duy trì chất lượng dịch vụ và giao tiếp của mình.
Những đối tượng khách hàng B2B sẽ hầu như không chuyển đổi cho đến khi có bất kỳ tiến bộ mới nào trong sản phẩm/dịch vụ đó trên thị trường.
Mặt khác, mô hình kinh doanh B2C không tìm kiếm khách hàng lâu dài. Họ chỉ đang chờ đợi những khách hàng mua ngay sản phẩm của họ – có thể chỉ là một lần duy nhất rồi thôi. Nền tảng thương mại điện tử B2C này sẽ không nhận được nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn từ cùng một đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cơ hội được khách hàng cũ quay trở lại thực hiện giao dịch cũng không xảy ra thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh này.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được B2B và B2C là gì cũng như B2B2 và B2C khác nhau như thế nào. Như bạn có thể thấy thì mô hình kinh doanh B2B và B2C khác nhau về rất nhiều mặt. Để tồn tại và duy trì các hoạt động kinh doanh này, điều cần thiết là phải tập trung vào các yếu tố cơ bản của từng nền tảng hoạt động kinh doanh để thu hút đúng đối tượng và giữ chân được họ.
Khi nhắc đến B2B và B2C, có sự khác biệt lớn về động lực cơ bản để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Tùy vào từng kinh doanh mà bạn sẽ phải tập trung vào nội dung tương ứng, động lực mua hàng của B2B và B2C là khác nhau, và cả hoạt động CTA cũng vậy.
Vì vậy, tất cả những gì bạn cần hiểu là sự khác biệt cơ bản của cả hai mô hình kinh doanh B2B và B2C này.
Ngoài ra, hãy xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn đội ngũ nhân lực giúp cho bạn một cách thận trọng – vì “việc liệu bạn có tiếp cận được đúng đối tượng hay không” thực sự phụ thuộc vào sự hiện diện trực tuyến của bạn. Hãy cố gắng xây dựng nền tảng liền mạch cho hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử của bạn – có thể là cả B2C và B2B, hoặc một trong hai – bằng cách sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kiến thức của các nhân viên, đội nhóm đã được đào tạo và chứng nhận.